Giấy ướt dùng một lần được ưa chuộng vì tiện dụng. Tuy nhiên, các nhà khoa học Anh đã phát hiện chúng ta đang bắt môi trường phải trả giá đắt vì thói quen sử dụng giấy ướt dùng một lần, gây ra những hậu quả nghiêm trọng của vật dụng này.
Thay vì phải làm ẩm và giặt các loại vải truyền thống sau khi lau chùi, giấy ướt dùng một lần dễ dàng sử dụng và tiết kiệm thời gian. Bạn có thể làm giẻ lau bếp, nhà vệ sinh, tẩy trang, rửa mặt, rửa tay khăn vệ sinh cho trẻ hay lau bàn phím và các đồ dùng khác... Đối với các bậc cha mẹ, giấy ướt còn là giải pháp tiện dụng để vệ sinh cho trẻ.
Theo một báo báo cáo vừa công bố của Hiệp hội bảo tồn biển Anh, giấy ướt đang trở thành yếu tố gây ô nhiễm bờ biển phát triển nhanh nhất hiện nay. Các tình nguyện viên của hiệp hội đang đi thu gom giấy ướt bẩn bị vứt vương vãi trên các bờ biển với mật độ khoảng 35 tờ/km.
Một điều dễ nhận thấy là, những người sử dụng giấy ướt đôi khi có thể "đãng trí" và vứt bỏ chúng vào bồn cầu. Hành động này rất dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn bồn cầu cũng như hệ thống cống thoát chất thải, giấy ướt còn làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, gây ra ngập lụt chất thải độc hại và làm bùng phát các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Chất cồn kháng khuẩn trong giấy ướt sẽ giết chết các vi khuẩn và enzyme có tác dụng làm phân hủy các chất thải rắn ở các hố rác và thùng chứa tự hoại. Các sợi tổng hợp sẽ không dễ phân hủy, còn chất bảo quản làm ô nhiễm cây trồng và tiêu diệt hệ sinh thái của đất.Vấn đề ở chỗ, giấy ướt không đơn giản là một dạng khăn giấy được làm ẩm. Chúng thường được cấu tạo gồm hỗn hợp chất dẻo, bột gỗ và coton. Vật liệu này khó phân hủy và có thể trôi nổi trong các cống rãnh cũng như trên biển của chúng ta suốt nhiều năm.
Ngay cả khi bạn vứt bỏ giấy ướt đã qua sử dụng đúng quy định vào thùng rác, chúng cũng vấn gây vấn đề ở các hố chôn rác do những thành phần kết hợp của chúng gồm cồn, các chất bảo quản, tạo mùi hương, làm ẩm và tẩy rửa.
Mặc khác, các ảnh hưởng trực tiếp của giấy ướt lên người khiến các chuyên gia lo ngại nhất. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã gắn các hóa chất trong giấy ướt với các đợt bùng phát dị ứng da nghiêm trọng, đáng chú ý nhất là chứng viêm da và eczema. Vô số trường hợp mẩn ngứa da đã được báo cáo và hầu hết chúng xảy ra trên da của trẻ em và đôi tay của cha mẹ. Một trong những thủ phạm chính là hóa chất bảo quản, methylisothiazonlinone (gọi tắt là MI). Những người nhạy cảm với MI khi tiếp xúc với giấy ướt, có thể bị phản ứng dị ứng như phát ban lan rộng hoặc bùng phát bệnh chàm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét