Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015
Filled Under:
ô nhiễm nước thải
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí ở các làng nghề tại Hà Nội đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân cũng như sự phát triển bền vững của chính các làng nghề. Trong khi đó, công tác kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường chưa được các cấp, các ngành cơ quan tiến hành chặt chẽ; tiến độ triển khai các dự án hạ tầng môi trường, nhất là các dự án xử lý nước thải tại các làng nghề còn chậm, chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề là do các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề có quy mô nhỏ (chủ yếu là hộ gia đình), nằm trong khu dân cư, phần lớn chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường nước thải, rác thải và không khí theo quy định.
Đặc biệt, nguồn kinh phí đầu tư công nghệ, xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường khá lớn; nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng nhân dân của các hộ lao động sản xuất còn kém; lực lượng và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý về môi trường cũng còn hạn chế. Các cấp chính quyền địa phương lại chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường nên nhiều chương trình, nhiệm vụ chưa đạt kế hoạch đề ra. Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh cho biết, từ năm 2012 đến nay, Sở đã tiến hành khảo sát được 17 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó lựa chọn được 6 làng nghề đặc biệt ô nhiễm về nước thải để triển khai thí điểm công nghệ xử lý phù hợp. Hiện, nhiều dự án xử lý nước thải có quy mô lớn tại các làng nghề đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện nhưng nhìn chung tiến độ vẫn rất chậm.
Cụ thể như dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) công suất 13.000 m3/ngày đêm để xử lý nước thải làng nghề khu vực 3 xã Cát Quế-Dương Liễu-Minh Khai. Đây là dự án thí điểm thực hiện cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương trong khuôn khổ chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy.
Dự án đã triển khai hoàn thành giải phóng mặt bằng 10.000 m2 đất và các thủ tục đầu tư xây dựng trạm biến áp 1500KVA phục vụ Nhà máy xử lý nước thải này. Ủy ban Nhân dân xã Dương Liễu được thành phố giao làm chủ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã để phục vụ việc thu gom nước, rác thải của cả 3 xã.
Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 7122/VPCP - KTN ngày 15/9/2014 của Văn phòng Chính phủ, UBND thành phố đang xem xét đề xuất của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền về việc được xã hội hóa dự án này. Nếu được lựa chọn, năm 2015 Công ty sẽ triển khai thi công xây lắp và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2016.
Cũng trên địa bàn huyện Hoài Đức, dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng có tổng mức đầu tư 231,5 tỷ đồng, thực hiện đầu tư trong thời gian 2014-2016. Dự án mới hoàn thành thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; phấn đấu trong năm nay phê duyệt xong phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng; năm 2015 sẽ tổ chức triển khai gói thầu thi công xây lắp công trình xử lý. Song, theo chủ đầu tư, dự án đến nay mới cân đối được 50 tỷ đồng, trong khi kế hoạch ghi vốn năm 2015 là 80 tỷ đồng.
Tương tự, dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh (huyện Hoài Đức) được thành phố phê duyệt với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng. Mặc dù dự án đã hoàn thành công tác thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; Ủy ban Nhân dân huyện đang tiến hành chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng, dự kiến khởi công công trình trong quý 1/2015, nhưng dự án cũng đang gặp khó khăn về cân đối vốn thực hiện trong năm tới.
Hà Nội: Nhiều dự án xử lý nước thải tại làng nghề triển khai chậm
Posted by:
Unknown
- 19:08
Share
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí ở các làng nghề tại Hà Nội đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân cũng như sự phát triển bền vững của chính các làng nghề. Trong khi đó, công tác kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường chưa được các cấp, các ngành cơ quan tiến hành chặt chẽ; tiến độ triển khai các dự án hạ tầng môi trường, nhất là các dự án xử lý nước thải tại các làng nghề còn chậm, chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề là do các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề có quy mô nhỏ (chủ yếu là hộ gia đình), nằm trong khu dân cư, phần lớn chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường nước thải, rác thải và không khí theo quy định.
Đặc biệt, nguồn kinh phí đầu tư công nghệ, xây dựng công trình xử lý ô nhiễm môi trường khá lớn; nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng nhân dân của các hộ lao động sản xuất còn kém; lực lượng và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý về môi trường cũng còn hạn chế. Các cấp chính quyền địa phương lại chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường nên nhiều chương trình, nhiệm vụ chưa đạt kế hoạch đề ra. Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phạm Văn Khánh cho biết, từ năm 2012 đến nay, Sở đã tiến hành khảo sát được 17 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó lựa chọn được 6 làng nghề đặc biệt ô nhiễm về nước thải để triển khai thí điểm công nghệ xử lý phù hợp. Hiện, nhiều dự án xử lý nước thải có quy mô lớn tại các làng nghề đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện nhưng nhìn chung tiến độ vẫn rất chậm.
Cụ thể như dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) công suất 13.000 m3/ngày đêm để xử lý nước thải làng nghề khu vực 3 xã Cát Quế-Dương Liễu-Minh Khai. Đây là dự án thí điểm thực hiện cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương trong khuôn khổ chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy.
Dự án đã triển khai hoàn thành giải phóng mặt bằng 10.000 m2 đất và các thủ tục đầu tư xây dựng trạm biến áp 1500KVA phục vụ Nhà máy xử lý nước thải này. Ủy ban Nhân dân xã Dương Liễu được thành phố giao làm chủ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã để phục vụ việc thu gom nước, rác thải của cả 3 xã.
Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 7122/VPCP - KTN ngày 15/9/2014 của Văn phòng Chính phủ, UBND thành phố đang xem xét đề xuất của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Phú Điền về việc được xã hội hóa dự án này. Nếu được lựa chọn, năm 2015 Công ty sẽ triển khai thi công xây lắp và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2016.
Cũng trên địa bàn huyện Hoài Đức, dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng có tổng mức đầu tư 231,5 tỷ đồng, thực hiện đầu tư trong thời gian 2014-2016. Dự án mới hoàn thành thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; phấn đấu trong năm nay phê duyệt xong phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng; năm 2015 sẽ tổ chức triển khai gói thầu thi công xây lắp công trình xử lý. Song, theo chủ đầu tư, dự án đến nay mới cân đối được 50 tỷ đồng, trong khi kế hoạch ghi vốn năm 2015 là 80 tỷ đồng.
Tương tự, dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh (huyện Hoài Đức) được thành phố phê duyệt với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng. Mặc dù dự án đã hoàn thành công tác thẩm tra, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán; Ủy ban Nhân dân huyện đang tiến hành chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng, dự kiến khởi công công trình trong quý 1/2015, nhưng dự án cũng đang gặp khó khăn về cân đối vốn thực hiện trong năm tới.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét