Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Filled Under: ,

Nhà máy xử lý nước thải 200 triệu USD được xây dựng tại Tp. Hồ Chí Minh

Share
2 đối tác Hàn Quốc sẽ kết hợp với nhau để đầu tư xây dựng dự án xử lý nước thải Kênh Tân Hóa - Lò Gốm vừa sống dậy với công suất 300.000 m3 mỗi ngày.

Công ty Kỹ thuật xây dựng Hanwha và công ty tài nguyên nước Hàn Quốc vừa được sở kế hoạch đầu tư Tp Hồ Chí Minh ký kết về bản ghi nhớ nghiên cứu lập dự án xử lý nước thải lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm theo hình thức đối tác công tư (hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong đầu tư xây dựng công trình công cộng).
Nhà máy được xây trên diện tích khoảng 22 ha, có công suất xử lý khoảng 300.000 m3 nước thải một ngày, tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu USD chưa bao gồm chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng. Dự án gồm 3 hạng mục chính là trạm bơm, đường ống chuyển tải và nhà máy xử lý nước thải.


Vị trí đặt trạm bơm chuyển tải nước thải, một trong 3 hạng mục chính của dự án. Ảnh: Duy Trần


Theo quy hoạch của UBND TP, trạm bơm chuyển tải nước thải công suất tối đa 480.000 m3 một ngày đặt cuối kênh Tân Hóa – Lò Gốm (đoạn giáp đường Võ Văn Kiệt). Đường ống chuyển tải sẽ được đặt dọc theo Đại lộ Đông Tây và quốc lộ 1A (dài 12,4 km) đưa nước thải về Nhà máy xử lý tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.

Khi hoàn thành, nhà máy sẽ xử lý toàn bộ lượng nước thải lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Hiện, toàn bộ lượng nước thải của hệ thống này được thu gom rồi xả thẳng ra kênh Tàu Hủ - Bến Nghé chứ chưa được xử lý.

TP HCM mỗi ngày thải ra 2 triệu m3 nước thải và theo kế hoạch cần đến 12 nhà máy xử lý nhưng hiện chỉ có hai nhà máy hoạt động, gồm nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (công suất giai đoạn một là 141.000 m3 một ngày) và nhà máy nước thải Bình Hưng Hòa (công suất 30.000 m3 một ngày).

Trước đó, ngày 26/4, UBND TP HCM đã tổ chức khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát (giai đoạn 1) công suất 131 m3 mỗi ngày tại quận 12. Nhà máy này có tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét