Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Filled Under:

Đẩy lùi sa mạc hóa cần sự chung tay của nhiều người

Share
Thời tiết ngày càng biến đổi thất thường, nơi thì mưa bão, lũ lụt triền miên, nơi thì hạn hán khô cằn kéo dài. Ở nước ta, thoái hóa đất và hoang mạc hóa đang là vấn đề đáng lo ngại.
Ảnh minh họa

Việt nam hiện đang có khoảng 9 triệu ha đất hoang hóa, chiếm 28% diện tích tự nhiên của cả nước. Tình trạng hạn hán, sa mạc hóa diễn ra ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Ví dụ một số huyện của Bình Thuận như Tuy Phong, Hàm Tân, người dân nơi đây thường phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng vì không có mưa trong một thời gian dài.

Ảnh minh họa

Qua khảo sát, Bình Thuận và Ninh Thuận là 2 tỉnh đang diễn ra tình trạng sa mạc hóa cao nhất cả nước. Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, phó tổng cục trưởng tổng cục lâm nghiệp Việt Nam nguyên nhân dẫn đến sa mạc hóa những năm gần đây xuất phát từ con người. Tại vì con người đã chuyển quá nhiều diện tích rừng sang các mục đích khác như làm du lịch, dự án thủy điện... và tất nhiên phá rừng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Ông Nguyễn Bá Ngãi cũng cho biết: Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế về chống sa mạc hóa. và hiện nay, Bình Thuận cùng 5 tỉnh trong cả nước đang thực hiện chương trình UNREDD, là chương trình phòng chống sa mạc hóa thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, Tổng cục kiểm lâm cùng với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu đến tỉnh, trung ương tiếp tục đầu tư để khôi phục và phát triển rừng trên những vùng đang diễn ra sa mạc hóa. Cùng với đó kêu gọi các tổ chức, viện nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp thiết thực và có hiệu quả nhất.

Các em học sinh tích cực trồng rừng để chống sa mạc hóa

Hơn thế nữa, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân là điều quan trọng cần phải thực hiện ngay. Tỉnh và trung ương cần phải tìm ra động lực để người dân cùng tham gia vào bảo vệ, trồng và phát triển rừng. Và hiện tại, chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2015 - 2016 đã được xây dựng. Theo chương trình, mỗi địa phương phải xây dựng đề án phát triển rừng trên từng địa bàn. Với những nỗ lực của chính quyền địa phương cùng sự chung tay góp sức của bà con, hy vọng chương trình sẽ đạt được nhiều thành công, sa mạc hóa sẽ bị đẩy lùi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét