Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Filled Under:

NHỮNG VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP CỦA CÁC BẠN SINH VIÊN MÔI TRƯỜNG

Share

Xin chào các bạn!

Năm học mới lại bắt đầu, trước sự háo hức của những bạn sinh viên vừa bước vào cánh cửa Đại Học là những nỗi lo lắng, băn khoăn của những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp. Sau một thời gian dài tư vấn hỗ trợ khách hàng, hôm nay tôi xin chia sẻ bài viết này không chỉ dành cho các bạn vừa tốt nghiệp mà còn dành cho tất cả các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay những bạn vừa bước vào cánh cửa Đại Học.

Khi tư vấn các bạn sinh viên tôi thường xuyên gặp các câu hỏi như: “Chị ơi, lương của nhân viên môi trường là bao nhiêu?”, “Lương của sinh viên môi trường vừa tốt nghiệp là bao nhiêu?”, “công ty chị có tuyển nhân viên không?”, “Sinh viên môi trường vừa tốt nghiệp sẽ làm những công việc gì?”,….





Mức lương của sinh viên vừa ra trường là bao nhiêu?

Mức lương của sinh viên mới ra trường sẽ tùy thuộc vào việc bạn làm việc ở cơ quan nhà nước hay công ty tư nhân, nếu là công ty tư nhân thì là công ty trong nước hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng có một vấn đề chung là mỗi công ty sẽ có một mức lương khác nhau.

Các bạn có từng đặt câu hỏi rằng “ Tại sao các anh chị khóa trước ra trường cùng lúc lại có mức lương khác nhau?”. Nếu muốn biết được câu trả lời thì bạn cần trả lời các câu hỏi sau: “ Họ có làm chung một công ty không và họ làm được gì cho công ty?”.

Tất nhiên nếu bạn làm tốt việc cấp trên bàn giao, khéo léo, nhanh nhẹn, cẩn thận giải quyết vấn đề thì không có một “ông sếp” nào trả lương thấp cho bạn và thậm chí còn thưởng nóng cho bạn, tại sao không, vì đó là công sức của bạn, bạn giỏi và bạn có quyền được nhận những ưu đãi đó. Còn với những bạn, công việc bàn giao làm không tốt, doanh số không đạt đủ, lại than vãn rằng lương thấp, thật sự tôi nói thật, bạn còn được giữ lại công ty là mai mắn rồi.
Tôi đã từng gặp một bạn, sau khi tư vấn bạn ấy có nói “Em không yêu cầu gì nhiều chỉ cần lương mỗi tháng khoảng 10 triệu”. Điều này không phải không thể, chỉ là hơi khó một tý thôi, các bạn hãy tự cho điểm mình trước khi đặt điều kiện nhé, bạn có thể làm được những gì sau khi kết thúc kỳ thực tập, bạn có bao nhiêu kỹ năng.

Vì vậy lời khuyên của tôi dành cho các bạn là: Hãy bước chân ra ngoài, trải nghiệm thực tế trước khi đòi hỏi một điều gì.

Làm sao để xin được việc làm  

Để xin được một công việc bạn mong muốn đầu tiên bạn cần phải luyện được trình độ “lỳ” nhất định. Tại sao lại như vậy? Vì đâu phải bạn chỉ cần đến công ty xin là đươc, nhất định sẽ bị từ chối và thậm chí là rất nhiều, nếu bạn nản lòng, chán chường thì sẽ không bao giờ tìm được công việc mình mong muốn. Nếu công ty này không nhận mình sẽ có công ty khác, hãy luôn giữ suy nghĩ đó trong đầu.

Tôi có biết một bạn sinh viên, chỉ vừa kết thúc chương trình học, đang trong thời gian chờ lãnh bằng tốt nghiệp, nhưng để tậng dụng thời gian chờ đợi bạn ấy “đi rải hồ sơ” hàng chục bộ hồ sơ được “rải” trong một tuần (một số lượng hết sức là kinh khủng). mình tin chắc khi đọc đến đây mọi người sẽ suy nghĩ anh bạn này rảnh, điên rồ, sẽ không có hồi âm của công ty. Nhưng cuối cùng, đáp lại những gì anh bạn tôi đã là một công việc đúng chuyên ngành (quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải) với mức lương 4,5 triệu/tháng và được bổ sung bằng tốt nghiệp sau. Thế đấy, đừng ở nhà mà suy nghĩ, đánh giá viễn vong, hãy ra ngoài và hành động thực tế.

Ngoài ra, để xin được việc làm đúng chuyên ngành thì tất nhiên bạn phải nắm vững kiến thức chuyên môn để vượt qua vòng phỏng vấn. Bạn nên nhớ, phỏng vấn không phải trả bài, những kiến thức chuyên môn đó bạn phải trả lời một cách thực tế nhất và có thể áp dụng thực tế.
Và lời khuyên cuối cùng dành cho các bạn là “chớ ảo tưởng sức mạnh”, nhiều hồ sơ xin việc có những mục tiêu như “ bảo vệ môi trường đất, nước, không khí” hay “ cải thiện môi trường biển” lời khuyên dành cho các bạn ở đây là hãy thực tế nhất có thể trong hồ sơ xin việc của mình. Vì sao lại như vậy? Vì người đọc hồ sơ của bạn là những người có kinh nghiệm dày dạn, những mục tiêu phi thực tế của bạn chỉ giúp họ loại bạn một cách nhanh nhất mà thôi, vì công ty họ cần một người có khả năng làm việc chứ không cần người ra những mục tiêu “ trên mây” để rồi họ phải hướng lại suy nghĩ cho bạn.   

Sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ làm những việc gì?

Đây là câu hỏi tôi thường gặp khi tư vấn với các bạn sinh viên. Công việc của những kỹ sư môi trường là: khảo sát, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, tư vấn khách hàng… Đối với các cử nhân môi trường thường làm việc ở các cơ quan nhà nước. Nhưng thực tế không phải học kỹ thuật thì sẽ làm những việc của kỹ sư và học quản lý môi trường sẽ làm những việc của cử nhân môi trường bạn nhé, vấy đề này tùy thuộc vào nơi nhận bạn vào làm việc thôi. Chính vì vậy, bạn hãy hoàn thiện chính mình, bổ sung những kiến thức cần thiết khi còn trên ghế nhà trường.

Kiến thức thực tế và kiến thức chuyên môn, kiến thức nào quan trọng hơn

Có một số bạn có suy nghĩ “ kiến thức ở nhà trường áp dụng rất ít khi đi làm”, đó có thể là một suy nghĩ đúng, vì khi học bạn phải học mọi thức như xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, luật môi trường, chất thải nguy hại…nhưng khi đi làm đa số bạn chỉ xử lý nước thải hay làm các thủ tục môi trường… là một trong những phần nhỏ kiến thức bạn đã học. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, làm sao bạn có thể lường trước được những gì mình sẽ làm trong tương lai, vì vậy việc học tất cả những gì có thể giúp giúp cho ngành nghề của mình trước khi tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó có những ý kiến như “đang học mà còn học không xong thì ra trường có thể làm được gì!”. Đặt trường hợp nhé, bạn là sinh viên môi trường hãy thử một lần đọc tài liệu của các ngành khác, bạn có hiểu gì không? Tất nhiên là không rồi đúng không nào. Vì sao tôi lại đạt trường hợp như vậy? Vì tôi muốn các bạn biết được, tuy kiến thức ở trường không được áp dụng toàn bộ cho công việc của các bạn sau này, nhưng ít nhất, khi bạn thắc mắc vấn đề nào đó có thể dễ dàng hiểu được những nội dung trong sách chuyên ngành mà bạn tìm được, vì mỗi nghành sẽ có những từ ngữ chuyên môn riêng. Vì vậy, hãy bổ sung kiến thức, học hỏi tất cả những gì khi có thể bạn nhé!






0 nhận xét:

Đăng nhận xét